Cách leo Núi Phú Sĩ, ngọn núi nổi tiếng nhất Nhật Bản
Là ngọn núi cao nhất Nhật Bản với chiều cao 3.776 m, Núi Phú Sĩ là biểu tượng của Nhật Bản nổi tiếng trên toàn thế giới và là biểu tượng tinh thần cho cư dân của đất nước này. Mặc dù có kích thước vô cùng to lớn, thế nhưng, hàng năm Núi Phú Sĩ vẫn chào đón khoảng hơn 200.000 người đi bộ đường dài đến chinh phục núi, trong đó số có rất nhiều người chưa có kinh nghiệm. Bạn có thể không cần phải là một nhà leo núi để có thể leo lên địa danh được gọi là Di sản Thế giới này, nhưng bạn phải có tình trạng sức khỏe tốt và chuẩn bị đầy đủ trước chuyến đi.
Đừng bỏ lỡ
- Cơ hội ngắm mặt trời mọc từ đỉnh núi với vài ngàn người đi bộ đường dài cùng đồng hành
- Cơ hội đi bộ dọc theo vành đai miệng núi lửa trên đỉnh núi
- Cơ hội mua một cây gậy đi bộ để đánh dấu khi leo núi, cũng như là một vật lưu niệm tuyệt vời
Khi leo Núi Phú Sĩ
Núi Phú Sĩ mở cửa cho người đi bộ đường dài vào chinh phục ngọn núi từ ngày đầu tháng 7 đến đầu tháng 9 và mùa cao điểm sẽ kéo dài từ cuối tháng 7 đến cuối tháng 8. Các con đường mòn sẽ đông đúc nhất trong dịp lễ Obon - thường rơi vào giữa tháng 8, và có thể bị đóng cửa do mưa hoặc gió, vì vậy bạn hãy lưu ý cẩn thận về thời gian lên núi.
Nhiều người đi bộ đường dài lựa chọn hành trình kéo dài hai ngày, nghỉ ngơi tại nhà gỗ nằm ở lưng chừng núi trước khi khởi hành lên đỉnh núi vào sáng sớm hôm sau. Kế hoạch này giúp bạn có mặt trên đỉnh núi vào đúng khoảnh khắc mặt trời mọc đẹp như tranh vẽ.
Hãy cẩn thận khi leo núi trong bóng tối vì sẽ dễ xảy ra tai nạn đấy. Những người chưa có kinh nghiệm nên đi lên núi vào thời gian muộn hơn vào ban ngày khi đường đi an toàn hơn, ấm hơn và ít đông người hơn.
Thời tiết trên Núi Phú Sĩ
Thời tiết có thể thay đổi rất khác biệt tùy vào đoạn đường mòn và giông bão thường xảy ra vào giữa buổi chiều. Ngay cả vào giữa mùa hè, nhiệt độ tại đỉnh núi khoảng từ năm đến tám độ C. Bạn cũng cần phải mặc áo ấm và mặc nhiều lớp áo nữa đấy.
An toàn và có kế hoạch
Cần phải cực kỳ thận trọng khi leo núi khi trời tối. Lên kế hoạch cẩn thận, trang bị đầy đủ và chuẩn bị tinh thần chính là những điểm cốt yếu để leo núi an toàn. Nếu ở lại qua đêm trên núi, hãy đảm bảo đặt chỗ cho nhà gỗ trước, vì chỗ trọ sẽ đầy trong mùa cao điểm.
Hãy lưu ý rằng càng lên trên cao, lượng oxy trong không khí sẽ càng thấp đi, khiến bạn dễ bị choáng váng và kiệt sức. Ở lại một đêm sẽ khiến cơ thể của bạn thích nghi với không khí ở trên cao. Say độ cao là hiện tượng thường xảy ra trên Núi Phú Sĩ, vì vậy bạn nên tìm hiểu về cách để phòng ngừa hội chứng này . Hãy đảm bảo rằng bạn biết rõ giới hạn của bản thân và hiểu được khi nào nên quay xuống núi nếu bạn cảm thấy khó chịu. Điều đặc biệt quan trọng là giữ nhịp độ của bạn, cấp đủ nước cho cơ thể và có đủ thức ăn cho đến khi bạn kết thúc chuyến đi.
Những vật dụng nên mang theo
Hãy trang bị cho mình giày đi bộ phù hợp, mũ, găng tay, áo mưa, áo khoác, đồ lót khô nhanh, đèn pha đeo trên trán, túi rác, gậy đi bộ, thức ăn và tiền tiêu. Lên kế hoạch uống ít nhất hai lít nước.
Các cơ sở vật chất tại chỗ
Những ngôi nhà gỗ trên núi dọc theo đường mòn được trang bị đầy đủ nước và các vật dụng dự phòng khác như gậy đi bộ và thức ăn nhẹ. Nếu bạn ở lại qua đêm tại một trong những ngôi nhà gỗ này, hãy lưu ý rằng ở đây không có nước sinh hoạt và phòng vệ sinh không được kết nối với hệ thống ống nước. Mặc dù nằm trên cao và thiếu thốn các tiện nghi cơ bản, những bạn sẽ tìm thấy Bưu điện đỉnh núi Phú Sĩ ở trên đỉnh Núi Phú Sĩ, nơi bạn có thể gửi từ đỉnh núi những bưu thiếp có đóng dấu bưu điện chính hiệu.
Thời tiết trên Núi Phú Sĩ
Bạn có thể leo Núi Phú Sĩ theo một trong bốn con đường mòn ở đây, với con đường mòn nổi tiếng nhất là Đường mòn Yoshida ở phía Tỉnh Yamanashi . Ngọn núi được chia thành 10 “trạm” và mỗi con đường đều bắt đầu từ trạm thứ 5 tương ứng.
Chọn đường đi: Đường mòn Yoshida
Đường mòn Yoshida nằm ở phía Tỉnh Yamanashi của ngọn núi là con đường mòn nổi tiếng nhất và dễ đi nhất trong các con đường mòn lên núi Phú Sĩ, với xe buýt chạy thẳng từ Tokyo đến đầu đường mòn. Chính nhờ vậy mà con đường mòn này có số lượng các tiện nghi cũng như nhà gỗ trên núi lớn nhất. Theo dự tính, bạn sẽ mất sáu tiếng để đi lên và hơn bốn tiếng để đi xuống, và đường đi xuống là lối đi riêng. Đường mòn này thường được sử dụng để ngắm cảnh bình minh lộng lẫy trên đỉnh núi. Do đó, con đường này thường được chia thành hai phần, với địa điểm nghỉ qua đêm là tại trạm thứ 7 hoặc thứ 8.
Vì đường mòn Yoshida là nổi tiếng nhất, nên còn đường này có thể trở nên cực kỳ đông đúc trong mùa cao điểm, đặc biệt là vào cuối tuần và ngày lễ. Đám đông có thể gây cản trở nhịp độ của bạn.
Chọn đường đi: Đường mòn Fujinomiya
Đường mòn Fujinomiya ngắn hơn Đường mòn Yoshida , nhưng dốc hơn và khó đi hơn. Con đường này không có đường mòn đi xuống riêng biệt, vì vậy bạn sẽ phải quay ngược trở lại khi trở về. Thời gian để lên núi mất khoảng bốn tiếng, còn khi đi xuống mất hơn khoảng hai tiếng.
Chọn đường đi: các con đường mòn khác
Đường mòn Subashiri ở phía đông của ngọn núi có lối đi khá vắng, nhưng lại có ít nhà gỗ và tiện nghi trên núi hơn. Con đường này nối liền với Đường mòn Yoshida ở gần Ga thứ 8. Tương tự như vậy, với điểm xuất phát cách xa những con đường mòn khác vài trăm mét, Đường mòn Gotemba là tuyến đường dài nhất với khoảng thời gian leo núi từ bảy tiếng trở lên và với điểm xuất phát thấp hơn những con đường mòn khác vài trăm mét. Hãy lưu ý rằng, đường mòn này chỉ có vài ngôi nhà gỗ trên núi ở gần trạm thứ 7 và thứ 8.
Đường mòn Ohachi-meguri (Vòng lặp miệng núi lửa)
Những người đi bộ đường dài có kinh nghiệm chắc hẳn sẽ thích thú với việc có thêm một địa điểm trong hành trình của mình với cung đường đi vòng quanh miệng núi lửa trên Núi Phú Sĩ. Hành trình đi bộ này mất khoảng 90 phút và đây là cách tuyệt vời để có được góc nhìn 360 độ khắp Nhật Bản.
Cơ sở lưu trú tại địa phương
Có rất nhiều cơ sở lưu trú gần Hồ Kawaguchiko mà bạn có thể dễ dàng đến đó bằng xe buýt đi từ trạm thứ năm của Đường mòn Yoshida . Nếu lịch trình của bạn cho phép, hãy cân nhắc đến việc dành thời gian đi dạo quanh hồ và xung quanh khu vực Phú Sĩ Ngũ hồ , nơi nổi tiếng có khung cảnh thiên nhiên bình dị và suối nước nóng thư giãn. Ngâm mình tại một trong những khu suối nước nóng ở nơi đây là cách tuyệt vời để làm dịu đôi chân của bạn sau hành trình đi bộ mệt mỏi đấy.
Đối với những ai muốn nhanh chóng trở lại thành phố thì không cần phải nghỉ trọ mà có thể quay trở về Tokyo bằng tàu cao tốc shinkansen hoặc đi xe buýt.
Phương thức di chuyển
Phương thức di chuyển
Mặc dù có rất nhiều cách để đến Núi Phú Sĩ, nhưng phương thức tiện lợi nhất cho những người đi bộ đường dài xuất phát từ Tokyo là dịch vụ xe buýt chạy thẳng từ Ga Shinjuku đến trạm thứ 5 của Đường mòn Yoshida . Hành trình này mất khoảng hai tiếng rưỡi. Hãy lưu ý rằng, dịch vụ xe buýt này chỉ hoạt động trong mùa đi bộ đường dài.
Nếu bạn có kế hoạch dành thời gian tham quan khu vực này trước khi bắt đầu hành trình đi bộ của mình, thì ở đây có nhiều tàu shinkansen phục vụ xuất phát từ Tokyo, Osaka, Nagoya và Kyoto đến Shizuoka. Ga Shin-Fuji là một trung tâm giao thông quan trọng đối với hành trình chinh phục Núi Phú Sĩ ở phía Shizuoka.
Nếu bạn muốn xuất phát từ phía Tỉnh Yamanashi , ngõ vào sẽ nằm trên Tuyến Chuo nối liền Tokyo và Matsumoto thuộc Tỉnh Nagano . Ga Kawaguchiko là trạm dừng chân chính dành cho người đi bộ đường dài và cần phải đổi tàu tại Ga Otsuki trên Tuyến Chuo.
Thời tiết trên Núi Phú Sĩ trọn gói
Đối với người đi bộ đường dài chưa có kinh nghiệm hoặc những người không muốn tốn thời gian cho việc lên kế hoạch, hãy cân nhắc đến dịch vụ leo Núi Phú Sĩ của công ty du lịch. Những chuyến tham quan này có thể sắp xếp đón bạn tại Tokyo, cung cấp vé xe buýt, hướng dẫn viên, bữa ăn, đặt trước nhà gỗ, v.v... Nếu bạn muốn tận hưởng trọn vẹn sự phấn khích của hành trình tự mình chinh phục Núi Phú Sĩ, hãy để những vấn đề còn lại cho các chuyên gia lo liệu.