Kiến trúc Nhật Bản có lịch sử phong phú và cổ xưa như chính đất nước này
Các công trình kiến trúc truyền thống sẽ có nguồn gốc thẩm mỹ của Trung Quốc trong khi các tòa nhà hiện đại của Nhật Bản theo tư tưởng phương Tây đã được sửa lại cho phù hợp với cảnh quan và nhu cầu của Nhật Bản. Từ những ngôi chùa cổ đến các công trình xây dựng hiện đại, Nhật Bản là nơi sở hữu những kiểu kiến trúc tuyệt đẹp. Nhật Bản đã mang đến cho thế giới một số kiến trúc sư tài năng nhất, với các tòa nhà của Tadao Ando và Kengo Kuma được tìm thấy trên toàn cầu. Du khách đến Nhật Bản có thể tận mắt chiêm ngưỡng Nhật Bản đã để lại dấu ấn trong thế giới của nền kiến trúc hiện đại như thế nào.
Gỗ và lối kiến trúc đơn giản
Đặc điểm rõ ràng nhất của kiến trúc truyền thống Nhật Bản là sử dụng gỗ. Các tòa nhà bằng đá không phù hợp cho Nhật Bản thời cổ đại dễ bị động đất, vì vậy gỗ là vật liệu được lựa chọn. Để thể hiện sự tôn kính này, các kiến trúc sư thời cổ đại đã phát triển các cách dựng lên các tòa nhà bằng gỗ mà không cần sử dụng đinh.
Gỗ hiếm khi được sơn ở Nhật Bản; để trống để có thể chiêm ngưỡng những thớ gỗ. Nội thất trong nhà được xây với cửa giấy trượt có thể được gỡ bỏ và sắp xếp lại để tạo ra các bố cục hoàn toàn khác nhau trong nhà. Sự đánh giá cao về hình thức và thiên nhiên tác động đến kiến trúc Nhật Bản cho đến ngày nay. Sự thể hiện đơn giản của các hình thức và sử dụng đúng các vật liệu xây dựng, như trần nhà mở và tường bê tông trần, hiện là vật liệu chính của kiến trúc hiện đại trên toàn thế giới, nhưng những nguyên lý này đã là một phần của thẩm mỹ Phật giáo và Thần đạo ở Nhật Bản trong nhiều thế kỷ.
Tôn giáo và kiến trúc tâm linh
Tôn giáo bản địa của Nhật Bản là Thần đạo, còn Phật giáo đã được du nhập vào thế kỷ thứ 6. Cả hai hệ thống tín ngưỡng này đều có tính thẩm mỹ riêng. Các đền thờ Thần đạo và Chùa Phật giáo có thể được tìm thấy trên khắp Nhật Bản và sự khác biệt có thể gây bối rối cho du khách ghé thăm lần đầu.
Đền thờ Thần đạo có thể nhận ra bởi sự lắng dịu vốn có. Các ngôi đền mô phỏng theo môi trường tự nhiên bằng gỗ và ít dùng màu sắc hay trang trí, tô điểm. Các ngôi chùa Phật giáo được trang trí nhiều hơn và thường dùng rất nhiều sơn màu đỏ son.
Một công trình tuyệt vời về kiến trúc Thần đạo có thể được tìm thấy ở trung tâm tỉnh Wakayama ở vùng Kansai. Kumano Hongu Taisha là một trong những điểm đến cuối cùng cho những người hành hương đi Tuyến đường Hành hương Kumano Kodo. Với mái lợp gỗ cây bách trải dài kết hợp hoàn hảo với môi trường xung quanh. Những người xây dựng đã sử dụng kỹ thuật ghép nối phức tạp thay cho đinh để xây dựng đền thờ.
Về công trình kiến trúc Phật giáo, đừng tìm đâu xa ngoài những ngôi chùa Nikko ở Tỉnh Tochigi. Khu phức hợp khổng lồ các đền thờ và chùa trên đồi rực rỡ với màu đỏ son, tương phản rõ rệt với cây cối và rừng xung quanh. Các tòa nhà được trang trí bằng những đường gờ gỗ được sơn các cảnh khác nhau từ truyền thuyết Phật giáo. Hai truyền thống này được phát triển cùng nhau trong nhiều thế kỷ và vẫn ảnh hưởng đến kiến trúc hiện đại của Nhật Bản.
Thành và kiến trúc phòng thủ
Vào thế kỷ thứ 15, Nhật Bản bước vào thời Chiến Quốc. Đất nước bị chia thành nhiều vùng đất, mỗi vùng được cai trị bởi một lãnh chúa phong kiến daimyo. Các daimyo này cần những thành, có tác dụng như các pháo đài phòng thủ quân sự. Các thành sẽ được đặt ở các vị trí chiến lược và là nơi cư trú của các lãnh chúa phong kiến và samurai. Thành cũng được dùng để đe dọa các gia tộc lân cận bởi sự hùng vĩ.
Kiến trúc đã thay đổi khi chiến tranh hiện đại làm nảy sinh những nhu cầu phòng thủ mới. Sự xuất hiện của súng đến Nhật Bản vào năm 1543 đã mở ra một khoảng thời gian mà những bức tường đá rất thịnh hành. Đặc điểm chung của các thành Nhật Bản là hào nước, tường đá, lỗ bắn tên và bố trí bên trong cực kỳ phức tạp để làm rối kẻ xâm lược.
Hầu hết các thành đã bị phá hủy, nhưng một số vẫn trụ vững và nhiều thành khác đã được xây lại. Thành Himeji ở Tỉnh Hyogo là một ví dụ tuyệt vời về kiến trúc phòng thủ. Thành Nijo-jo ở Kyoto là nơi ở của vị tướng quân đầu tiên của Nhật Bản. Thành Matsumoto ở Nagano vẫn có nội thất bằng gỗ và ngoại thất bằng đá nguyên bản. Hoàng Cung ở Tokyo là nơi ở của gia đình hoàng gia. Mặc dù các tòa thành không mở cửa cho công chúng, nhưng có cung cấp các tour tham quan những căn cứ bên ngoài.
Kiến trúc Nhật Bản hiện đại
Cuộc cải cách Minh Trị, chứng kiến Thiên hoàng nắm lại quyền quyết định chính trị Nhật Bản, bắt đầu từ cuối thế kỷ 19. Kiến trúc phương Tây đã bùng nổ khi các kiến trúc sư từ Anh và Đức được đưa đến để hỗ trợ xây dựng các công trình bằng đá và gạch lớn, đặc biệt là ở khu vực xung quanh Ga Tokyo. Thời gian trôi qua, những tư tưởng phương Tây và thẩm mỹ Nhật Bản đã kết hợp lại, biến Nhật Bản trở thành quốc gia đi đầu thế giới về kiến trúc hiện đại.
Các tòa nhà của các kiến trúc sư Nhật Bản bao gồm Kengo Kuma và Kazuyo Sejima đã nhận được sự khen ngợi quốc tế về tính hữu dụng và sự quan tâm vượt trội của lối kiến trúc tự nhiên, đơn giản. Tháp Tokyo Skytree cao 634 m có hình dạng từ các trụ của một ngôi chùa và đường cong nhẹ nhàng của thanh kiếm samurai.
Bảo tàng Nghệ thuật Đương đại Thế kỷ 21 ở Kanazawa là một tòa nhà tròn, đầy phong cách làm bằng thủy tinh mịn và xuất hiện như một vật trang trí đặt trên cánh đồng cỏ. Người hâm mộ kiến trúc sẽ muốn mở máy ảnh sẵn sàng vì khuôn viên mang đến không gian đầy ấn tượng để chụp ảnh. Đảo Naoshima , một hòn đảo nhỏ ở Biển nội địa Seto nổi tiếng với các bảo tàng nghệ thuật hiện đại và các tòa nhà thiết kế mang tính nghệ thuật. Viên ngọc quý của hòn đảo sẽ là những bảo tàng Nhà Benesse, được thiết kế bởi kiến trúc sư bậc thầy, Tadao Ando. Naoshima có vô số bảo tàng và một số cơ sở ngoài trời ngắm nhìn ra biển nội địa.
Kiến trúc Nhật Bản, từ đương đại và hơn thế nữa
Tokyo sẽ tổ chức các trò chơi Thế vận hội mùa hè 2020. Vào năm 2016, Sân vận động Quốc gia mới ở phường Shinjuku đã được khởi công, Vào năm 2016, việc khởi công xây dựng Sân vận động quốc gia mới ở Quận Shinjuku, được thiết kế bởi kiến trúc sư nổi tiếng thế giới Kengo Kuma.
* Thông tin trên trang này có thể thay đổi do dịch COVID-19.