HOME Back

Use the

Planning a Trip to Japan?

Share your travel photos with us by hashtagging your images with #visitjapanjp

Customs & Manners Customs & Manners

HƯỚNG DẪN Những điều nên và không nên làm trong quy tắc ứng xử của người Nhật Khéo léo xử lý với quy tắc ứng xử phức tạp của người Nhật

Hãy ghi nhớ những lời khuyên về cách cư xử của người Nhật này để có trải nghiệm du lịch Nhật Bản không căng thẳng

Từ cách cư xử trên bàn ăn đến quy ước khi đi tàu, các quy tắc xã hội ở Nhật Bản có thể khá khó nhớ. Dưới đây là hướng dẫn nhanh về những điều nên làm và không nên làm để bạn có thể hòa nhập với người dân địa phương.

Ăn uống

Do sự khác biệt giữa các khu vực và một số thông lệ không ngờ tới, cách ăn uống của người Nhật có thể khiến bạn bối rối, tuy nhiên, cách tốt nhất để biết mình nên làm gì là quan sát những người xung quanh

Quy ước chung về ăn uống

Hai cụm từ cần thiết cho việc ăn uống ở Nhật Bản là “itadakimasu” — nói trước khi ăn và có nghĩa đại loại như “tôi rất biết ơn vì bữa ăn này”- và “gochisosama desu” — nói sau khi ăn xong, dịch nôm na là “xin cảm ơn về bữa ăn”. Một số điều cần ghi nhớ là bạn không nên để lại thức ăn thừa và xin mang thức ăn thừa về thường không được chấp nhận. Khi đi ăn với nhóm, mọi người thường không bắt đầu ăn cho đến khi tất cả mọi người đều có thức ăn trước mặt và thường thì bạn sẽ lịch sự hỏi xem mình có thể ăn miếng cuối cùng của bất kỳ món ăn chung nào không (điều khá phổ biến trong các sự kiện ăn uống theo nhóm).

Sushi

Sushi ở Nhật Bản thường được ăn theo hai cách: bằng đũa hoặc bằng tay. Tuy nhiên, đây không phải là quy tắc nghiêm ngặt. Nhiều người Nhật sẽ sử dụng cả hai phương pháp để ăn tùy theo tình huống. Nói chung, không nên chấm cơm sushi trực tiếp vào nước tương – mà chỉ chấm phần cá ở trên – và không nên trộn trực tiếp wasabi vào nước tương. Các quy tắc này có thể nghiêm ngặt tại các quán sushi cao cấp hơn, tuy nhiên, ở các nhà hàng băng chuyền và chuỗi nhà hàng thì có phần dễ dãi hơn.

 

 

Với mì ramen, udon, soba và nhiều loại mì khác nữa, Nhật Bản có rất nhiều món mì ngon để thử. Tại hầu hết các cửa hàng, khách quen sẽ húp nước dùng khi họ ăn mì. Nói chung, đây là hành động được chấp nhận – đừng dạy bảo người dân địa phương về cách họ ăn, nhưng bạn cũng đừng cảm thấy là mình cũng phải húp như vậy.

Tương tác hàng ngày

 

 

Nhìn chung, người Nhật thường ít tiếp xúc cơ thể với người khác trong các tương tác hàng ngày. Những tiếp xúc cơ thể này gồm có hôn, ôm và bắt tay chào nhau cũng như những kiểu thể hiện tình cảm công khai khác. Dù tiếp xúc cơ thể không hoàn toàn bị cấm nhưng hãy chú ý đến cách người xung quanh bạn đang tương tác để biết được mức độ thân mật cần thiết. Trong hầu hết các tình huống, cúi đầu chào lịch sự là kiểu chào thích hợp.

Các cụm từ hữu ích

“Sumimasen”, thường có nghĩa là “xin lỗi”, cũng có thể được sử dụng với nghĩa “xin thứ lỗi” và thậm chí là cả “cảm ơn”, tùy thuộc vào ngữ cảnh. Hãy sử dụng “arigato gozaimasu” như lời cảm ơn trực tiếp hơn và hãy chuẩn bị tâm lý nghe thấy hoặc sử dụng cụm “yoroshiku onegaishimasu” khi được yêu cầu làm việc gì hoặc khi gặp ai đó.

Cởi giày dép

Trong đại đa số các gia đình người Nhật, bạn sẽ được kỳ vọng cởi giày ở lối vào - theo phép lịch sự, bạn nên nói “ojamashimasu” khi bước vào, thể hiện như kiểu “xin lỗi vì đã xông vào nhà”. Nhiều nhà hàng kiểu Nhật, chùa chiền, suối nước nóng, v.v. cũng có chính sách không cho đeo giày dép vào, vì vậy hãy luôn kiểm tra cẩn thận.

Phương tiện công cộng

 

 

Nói chuyện nhỏ nhẹ trên tàu là hành động chấp nhận được, tuy nhiên, nói chuyện điện thoại lớn tiếng khi đi tàu hoặc xe buýt thường không được chấp nhận. Cách lịch sự là nên xếp hàng bên cạnh tàu để cho hành khách xuống xe trước khi mình lên tàu. Hơn nữa, nên luôn luôn ưu tiên chỗ ngồi cho người già, phụ nữ có thai hoặc người khuyết tật, nếu có.



* Thông tin trên trang này có thể thay đổi do dịch COVID-19.

có thể bạn cũng sẽ thích...

Please Choose Your Language

Browse the JNTO site in one of multiple languages