HOME Back

Use the

Planning a Trip to Japan?

Share your travel photos with us by hashtagging your images with #visitjapanjp

Japanese architecture Japanese architecture

CÂU CHUYỆN Khám phá thế giới của kiến trúc Nhật Bản

Photo copyright: (c)Hiroyuki Hirai

Tham quan và đắm mình vào những công trình của các bậc thầy kiến trúc

Nhiều tòa nhà nổi tiếng mà bạn bắt gặp ở Nhật Bản, chẳng hạn như bảo tàng và phòng trưng bày, thường là tác phẩm của các kiến trúc sư nổi tiếng. Tính đến năm 2022, Giải thưởng Kiến trúc Pritzker, được coi là giải Nobel Kiến trúc, đã được trao cho 8 kiến trúc sư Nhật Bản trong những năm qua. Đây là số lượng giải được trao nhiều nhất cho các kiến trúc sư thuộc bất kỳ một quốc gia nào. Hãy cùng nhau nói về một số kiến trúc sư được đánh giá cao này đã mở ra một kỷ nguyên kiến trúc mới.

Kenzo Tange

Kenzo Tange là người Nhật Bản đầu tiên giành được Giải thưởng Kiến trúc Pritzker. Ông là người đi đầu cho phong cách hiện đại ở Nhật Bản sau chiến tranh (Thế chiến II), và có ảnh hưởng lớn đến quy hoạch và thiết kế đô thị. Ông được truyền cảm hứng bởi những tác phẩm kiến trúc của Le Corbusier , một kiến trúc sư người Pháp gốc Thụy Sĩ, người tiên phong cho phong cách hiện đại vào đầu thế kỷ 20. Điều này đã khiến phong cách của Kenzo Tange pha trộn giữa thẩm mỹ truyền thống Nhật Bản với chủ nghĩa hiện đại. Một số công trình nổi tiếng nhất của ông bao gồm Nhà thi đấu Quốc gia Yoyogi, Toà nhà chính phủ Tokyo Metropolitan , và Đài truyền hình Fuji, tất cả đều đặt tại Tokyo.

©JAPAN SPORT COUNCIL

Fumihiko Maki

Fumihiko Maki là một trong những thành viên cốt cán của Hội thảo Thiết kế Thế giới đầu tiên được tổ chức tại Nhật Bản vào năm 1960. Ông cũng là thành viên của phong trào Chuyển hóa luận, đề xuất các khái niệm kiến trúc và đô thị mới trong bối cảnh xã hội thay đổi chóng mặt vào thời điểm đó. Là một phần của phong trào này, Maki, cùng với Masato Otaka, đã trình bày khái niệm "hình thức nhóm", tức là việc vây quanh nhiều phong cách kiến trúc riêng lẻ thành một khối tổng thể về mặt hình ảnh. Là người chiến thắng Giải thưởng Kiến trúc Pritzker thứ hai ở Nhật Bản, một số công trình nổi tiếng của Maki có thể kể đến như Khu phức hợp Hillside Terrace Daikanyama ở Tokyo, Tòa nhà Spiral ở Tokyo, Bảo tàng Nghệ thuật Hiện đại Quốc gia ở Kyoto, Bảo tàng Izumo cổ đại ở Shimane và Trung tâm Hội nghị Makuhari Messe ở Chiba.

©Maki và các cộng sự

Tadao Ando

Tadao Ando là một nhân vật xuất chúng, biểu tượng của sự tự học trong giới kiến trúc Nhật Bản hiện đại. Là kiến trúc sư thứ ba đến từ Nhật Bản được trao Giải thưởng Kiến trúc Pritzker, ông biết đến với các tòa nhà bê tông ấn tượng vận dụng sáng tạo với ánh sáng tự nhiên. Một số công trình của ông gồm có Trung tâm Omotesando Hills ở Tokyo, Bảo tàng Nghệ thuật Tỉnh Hyogo , và Nhà thờ Ánh sáng ở Osaka.

Omotesando Hills

Kisho Kurokawa

Kisho Kurokawa cũng là một nhân vật hàng đầu trong Triển lãm Thế giới về văn hóa đại chúng Nhật Bản, Osaka, 1970, đồng thời là người sáng lập nhóm kiến trúc sư cấp tiến, phong trào Chuyển hóa luận. Ông là người đã lập lên những khái niệm về trao chuyển hóa chất, thông tin và tái chế. Ông gọi đây là "Nguyên tắc về cuộc sống".

Một số công trình của ông bao gồm Trung tâm Nghệ thuật Quốc gia, Tokyo , Bảo tàng khủng long tỉnh Fukui , Bảo tàng Nghệ thuật Đương đại Thành phố Hiroshima, Trụ sở chính của Ngân hàng Fukuoka, và Bảo tàng Dân tộc học Quốc gia ở Osaka cùng với nhiều công trình khác.

Toyo Ito

Toyo Ito là một kiến trúc sư không bị gò bó bởi bất kỳ phong cách nào. Những thiết kế phóng khoáng, tự do của ông chứa đầy những đường cong uốn lượn và mặt kính và phản ánh đặc trưng của đất đai và địa phương. Ông được trao Giải thưởng Kiến trúc Pritzker vào năm 2013. Các tác phẩm của ông bao gồm thư viện Sendai Mediatheque ở Miyagi, Nhà ga Motomachi-Chukagai trên tuyến Minatomirai ở Kanagawa và Nhà hát công cộng ZA-KOENJI ở Tokyo.

©Toyo Ito & Associates, Architects

Kengo Kuma

Kengo Kuma là một trong những kiến trúc sư đương đại nổi tiếng nhất ở Nhật Bản. Tác phẩm của ông được lấy cảm hứng từ môi trường xung quanh và lịch sử của khu vực, và ông thường kết hợp tài nguyên thiên nhiên và vật liệu vào nghệ thuật của mình.

Một số tác phẩm đáng chú ý của ông bao gồm Bảo tàng Cầu gỗ Yusuhara ở Kochi, Bảo tàng Nghệ thuật Nakagawa-machi Bato Hiroshige ở Tochigi, Bảo tàng Nezu, Trung tâm Thông tin Du lịch Văn hóa quận Asakusa và Bảo tàng Meiji Jingu, đều đặt tại Tokyo, và những công trình khác.

Được chụp bởi nhiếp ảnh gia ©Takumi Ota 

Shigeru Ban

Shigeru Ban nổi tiếng với việc sử dụng các vật liệu tái chế và có thể tái chế vào trong tác phẩm của mình. Một số vật liệu yêu thích mà ông hay sử dụng bao gồm hộp/ thùng vận chuyển, ống giấy và bìa cứng, và gỗ. Ông đã được trao Giải thưởng Kiến trúc Pritzker vào năm 2014.

Một số tác phẩm nổi tiếng của ông bao gồm ZEN Wellness SEINEI ở Hyogo, YUFUiNFO ở Oita, Shonai Hotel Suiden Terrasse ở Yamagata, Bảo tàng Nghệ thuật Tỉnh Oita , và Trung tâm Di sản Thế giới Fujisan ở Shizuoka.

(c)Hiroyuki Hirai

Arata Isozaki

Arata Isozaki là một nhân vật hàng đầu của kiến trúc hậu hiện đại, nhưng ông là một trong những người ít bị ràng buộc nhất bởi phong cách. Mặc dù đã hơn 90 tuổi, ông vẫn định hình và thúc đẩy kim chi nam cho ngành kiến trúc, tạo ra ngày càng nhiều tác phẩm nghệ thuật chức năng với các tòa nhà của ông. Đây là lý do tại sao anh ấy đã giành được Giải thưởng Kiến trúc Pritzker vào năm 2019.

Trong số các tác phẩm của ông có Bảo tàng Nghệ thuật Thành phố Kitakyushu ở Fukuoka, Tháp Nghệ thuật Mito , Tòa nhà Trung tâm Tsukuba ở Ibaraki, Thư viện Tỉnh Oita trước đây (nay là Art Plaza) - một di sản văn hóa vật thể đã đăng ký ở Oita, Bảo tàng Nghệ thuật Hiện đại, Bảo tàng Hara ARC ở Gunma và Bảo tàng Nghệ thuật Đương đại Nagi ở Okayama, và nhiều công trình khác.

Những kiến trúc sư này và những công trình xuất sắc của họ không chỉ thay đổi quan điểm của chúng ta về kiến trúc Nhật Bản mà còn tiếp tục thay đổi xã hội.

Did this information help you?

Please Choose Your Language

Browse the JNTO site in one of multiple languages