HOME Back

Use the

Planning a Trip to Japan?

Share your travel photos with us by hashtagging your images with #visitjapanjp

Trải nghiệm vẻ đẹp “chỉ có một lần trong đời” ở Nhật Bản

Những cánh hoa anh đào rơi rụng khẽ bay trong gió là một hình ảnh ấn dụ về triết lý vô thường phổ biến trong văn hóa Nhật Bản. Trong một thế giới luôn đổi thay, mỗi khoảnh khắc ở hiện tại là một hằng số không đổi. Nghệ thuật và văn hóa Nhật Bản mang đến nhiều góc nhìn hướng đến sự tôn vinh, trân trọng dành cho "hiện tại" - cột mốc thời gian duy nhất mà chúng ta làm bất cứ điều gì chúng ta muốn.

Triết lý trân trọng hiện tại bởi mỗi khoảnh khắc chỉ diễn ra duy nhất trong đời được thể hiện rõ nét trong sado (Trà đạo) và các nghi thức thưởng trà. Mỗi cuộc gặp gỡ giữa người chủ quán và mỗi vị khách đến chính là một cơ hội “chỉ có một lần trong đời”. Rời xa những lo toan của cuộc sống hàng ngày, họ cùng nhau tận hưởng đắm chìm trong giây phút lắng đọng, thư thái tâm hồn thông qua nghi thức phục vụ và thưởng trà tao nhã.
Hãy trực tiếp cảm nhận sự hiếu khách của người Nhật qua một buổi trà đạo riêng với nghệ nhân bậc thầy nổi tiếng Sokyu Nara tại Koko-an, một phòng trà có từ thế kỷ 17 ở thành phố lịch sử Kanazawa. Phòng trà yên tĩnh được bài trí gọn gàng tạo nên một không gian độc đáo, không hề lặp lại. Từ cách cắm hoa theo mùa, tranh treo hay dụng cụ pha trà đều giúp bạn nắm bắt được tinh thần wabi-sabi, một vẻ đẹp ngắn ngủi và vô thường. Bạn sẽ có nhiều thời gian để quan sát từng chi tiết trong không gian tối giản của phòng trà: dụng cụ pha trà, động tác khéo léo và sự tập trung của người nghệ nhân, tiếng nước chảy vào chén nhỏ giọt và hương thơm tươi mát của tách trà xanh được đánh bông cẩn thận. Đây chính là khoảng thời gian chúng ta tự chiêm nghiệm, thư giãn trong sự tĩnh lặng và trân trọng với cơ hội được trải nghiệm nghệ thuật truyền thống Nhật Bản này.

Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm về độ tỉ mỉ và tính thẩm mỹ của sado, hãy đến thăm bảo tàng NezuTokyo. Bạn có thể chiêm ngưỡng bộ sưu tập dụng cụ trà đạo, trong đó nhiều món có niên đại từ thế kỷ 16. Đừng quên ghé qua khu vườn rợp bóng cây xanh, nơi che mát bốn phòng trà nhỏ. Ngoài ra, các triển lãm của bảo tàng trưng bày một số tác phẩm thủ công và nghệ thuật tinh xảo bậc nhất của Nhật Bản. Bạn còn có cơ hội ngắm nhìn các tác phẩm gốm sứ được hàn gắn với chất liệu sơn mài và bột vàng bằng kỹ thuật Kintsugi (tạm dịch theo nghĩa đen “dùng vàng để hàn gắn”).

Thay vì tìm cách che đậy những vết sứt mẻ, Kintsugi là nghệ thuật nhằm tôn vinh giá trị của chính bản thân món đồ đó. Người nghệ nhân sẽ phủ lớp sơn mài Nhật Bản urushi lên các vết nứt để tạo nên hoa văn nổi bật, tiếp theo tỉ mỉ đánh bóng cho nhẵn, sau đó phủ một lớp bột vàng, bạch hoặc thậm chí là bạch kim. Sự chấp nhận và trân trọng vẻ đẹp không hoàn hảo cũng là một phần của triết lý wabi-sabi, trong đó “wabi” ẩn chứa sự tôn vinh giá trị giản đơn, mộc mạc và “sabi” gợi nhắc đến sự vô thường của thời gian. Triết lý wabi-sabi này đã ăn sâu bén rễ và giữ vai trò quan trọng không chỉ trong kintsugi nói riêng mà cả trong lĩnh vực nghệ thuật và thẩm mỹ của Nhật Bản nói chung.

Bạn có thể học kỹ thuật kintsugi truyền thống từ nghệ nhân Showzi Tsukamoto, người đã có kinh nghiệm thực hiện “nghệ thuật của sự không hoàn hảo” này trong hơn 50 năm. Tại xưởng nghệ thuật của ông ở Tokyo, du khách được tương tác trực tiếp với nghệ nhân, cùng thảo luận về vẻ đẹp của các tác phẩm kintsugi và hiểu thêm về các nguyên tắc đằng sau nghề thủ công giàu tính chiêm nghiệm này.

 

Tìm kiếm

Categories

Tags

Authors

Please Choose Your Language

Browse the JNTO site in one of multiple languages